Search
Close this search box.

ANTINGOCMAI.COM

Search
Close this search box.

Trang chủ / CÁC THỂ LOẠI PHỐT / CHUYÊN MÔN / TRANG CHỦ

Anti Ngọc Mai – Ngọc Mai KHÔNG PHẢI là giọng Coloratura Soprano như được ca tụng!

Facebook
Twitter
Email

Tóm tắt | Mục lục

Nếu xét trên khía cạnh OPERA-NHẠC CỔ ĐIỂN, Ngọc Mai chưa bao giờ hát được một vở Opera nào dành cho Coloratura Soprano, cũng chưa bao giờ hát chuẩn xác một ca khúc cổ điển dành cho Coloratura Soprano theo đúng nghĩa. Một số ca khúc cổ điển được Ngọc Mai thể hiện như The Blue Danube, Alleluia không hề có trọn vẹn sắc thái Coloratura Soprano. Cụ thể, Ngọc Mai không support chuẩn về head voice khi chạy nốt, không đạt được độ sáng của giọng Coloratura khi lên cao.

Ngọc Mai chưa bao giờ support tốt khi hát ở quãng 6 head voice (quãng thuận lợi và phát triển của Coloratura Soprano). Head voice của Ngọc Mai chỉ dừng ở support quãng 5, lên tới quãng 6 là đóng cổ, mất support, kiểm soát không tốt. Trong khi đó một Coloratura Soprano thường support tới tận E6, F6, thậm chí A6, B6. Khi lên tới C6, D6, Coloratura Soprano sẽ bung được hết âm lượng, mở hoàn toàn, cộng hưởng vang dội và control rất tốt, đạt độ sáng cần có. Những điều này không hề có ở Ngọc Mai. Có thể so sánh Ngọc Mai với các Coloratura Soprano ở Việt Nam là Phạm Khánh Ngọc, Đào Tố Loan để thấy được điều này.

anti-ngoc-mai-ngoc-mai-khong-phai-la-coloratura-soprano

Ảnh: Cận cảnh khuôn mặt thiện lành của Ngọc Mai (Nguồn: NVCC)

Nếu xét trên khía cạnh POP-NHẠC NHẸ, Ngọc Mai càng không thể là một Coloratura Soprano vì chuyển giọng rất lộ, chênh vênh, các kỹ thuật hoa mỹ thực hiện trên giọng bị yếu, rời rạc, quãng giọng không đồng nhất và không xử lý được ca khúc một cách linh hoạt.

Chính xác hơn, Ngọc Mai KHÔNG PHẢI mang giọng Coloratura Soprano, mà là giọng Light Lirico Soprano. Nhìn nhận một cách công bằng, Ngọc Mai là Light Lirico Soprano có kỹ thuật tốt khi thực hiện được nhiều đoạn chạy nốt nhanh, agility khá ổn. Đó là thành quả học tập, rèn luyện của Ngọc Mai trong nhiều năm và có thể ghi nhận.

Chỉ có điều, việc ca tụng quá đà và lố lăng, từ phía khách quan của các trang tin giải trí lẫn phía chủ quan tự mãn, tự nhận của Ngọc Mai rằng Ngọc Mai có giọng Coloratura Soprano hàng đầu Việt Nam rất sai lầm và dễ ảnh hưởng tiêu cực tới nhận thức âm nhạc và thẩm mỹ của khán giả. Dù sao đi nữa, Coloratura Soprano trong nhạc Pop không phải một thứ quá quan trọng để gây tranh cãi. Điều quan trọng nhất là cách xử lý tác phẩm và cảm xúc người nghệ sĩ đem lại để gây ấn tượng cho khán giả.

Một chia sẻ khác đến từ Bác sĩ Cú (Nguyễn Hoàng Oanh):

Cảm xúc của một bài hát sẽ đến từ:

  • Chất giọng bẩm sinh, trời sinh: nghe là đã rung động, kiểu thấm vào tim, đã cái tai – giọng Ngọc Mai không có điều này
  • Nghệ sĩ sống trong tác phẩm: họ thực sự chìm trong tác phẩm và kể lại câu chuyện đó cho người nghe bằng các nốt nhạc – Ngọc Mai không có điều này, hát chỉ lo trợn mắt hoặc là nhắm mắt tay quờ quạng, nghoẹo cổ nghoẹo đầu 10 bài như một nhìn hoặc rất phản cảm, hoặc rất nhàm chám và không liên quan gì tới nội dung bài hát
  • Nghệ sĩ tìm hiểu kĩ về tác phẩm: họ trò chuyện với tác giả để hiểu về xuất xứ, ý tứ, gửi gắm…của tác giả. Thường bây giờ nhạc sĩ sáng tác theo đơn đặt hàng hoặc yêu quý ca sĩ nào thì viết tặng, hoặc họ tự hát, hoặc họ chủ động gửi cho ca sĩ nào họ muốn gửi gắm thể hiện – Ngọc Mai hoàn toàn không có điều này.
  • Kĩ thuật phù hợp với bài hát: Ngọc Mai có kĩ thuật nhưng sử dụng không liên quan đến bài hát.

Ví dụ: “Thời hoa đỏ” với tự sự, cõi lòng chùng xuống, hồi tưởng quá khứ… thì Ngọc Mai hát chua lòm từ đầu đến cuối, bắn các nốt cheo leo. “Mẹ yêu con” là những lời thủ thỉ, thì thầm của mẹ với con thì Ngọc Mai đu head voice ù tai sang chấn tâm lý. “Nơi đảo xa” đầy hùng hồn, hào sảng thì Ngọc Mai hát chênh vênh, chua nhão.

Ngọc Mai có kỹ thuật thanh nhạc, nhưng là loại kỹ thuật tầm trung chứ không siêu đẳng, mất support trong từng từ, thành ra bị nuốt âm, lướt âm…gây biến dạng từ và ý nghĩa lời bát hát. Ví dụ: Trong clip hát xuân với Thanh Ngọc, Ngọc Mai có pha “tơ ơ ơ hờ ớiiiii” kinh điển đi vào lịch sự thanh nhạc nước nhà về phô, đứt, gãy âm vị.

Ngọc Mai có khó khăn về khẩu hình, thường mở được to âm /a/ nhưng vất vả với âm /e/, /ê/, và chật vật với các nguyên âm đôi /ie, /ưa/ và các bán âm cần tròn môi như hoa, qua…; thường lầm lẫn âm miệng/mũi những cặp âm cùng vị trí như say mê →say bê, nhưng những âm cuối cần mũi như /n/, /nh/ thì bị mất support nên cũng bị lướt/nuốt/mất âm… vì thế nghe Ngọc Mai hát trúc trắc, mệt tai, nản lòng, chua chói và…không cảm xúc!

Cách hát của Ngọc Mai, có thể hình dung ngắn gọn là: cần kỹ thuật thì khả năng không tới để đáp ứng được các yêu cầu thanh nhạc, cần tập trung cảm xúc thì lại trưng trổ kỹ thuật thừa thãi thành ra vô cảm.

Rút lại, tương tự như khi chúng ta chỉ thừa nhận một diễn viên là thành công khi họ có một tác phẩm để đời hoặc một nét diễn để đời, không lẫn với ai khác, thì một ca sĩ chỉ được thừa nhận là thành công khi họ có một bài hát để đời hoặc một giọng hát để đời mà khán giả chỉ cần nghe là có thể nhận biết được. Ở cả 2 khía cạnh sản phẩm và lối hát, Ngọc Mai hiện đều KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ THÀNH CÔNG!

Tham gia Group Anti Ngọc Mai để biết thêm chi tiết và được cập nhật tin mới mỗi ngày.
QUAN TÂM NHIỀU
XEM THÊM